Nhân sâm núi là một loại nhân sâm được trồng trong điều kiện tự nhiên, không sử dụng hệ thống nhân tạo hay thuốc trừ sâu mà nó được trồng bằng cách gieo hạt nhân sâm hoặc trồng cây giống trên núi. Nhân sâm núi phát triển chậm hơn nhân sâm trồng. Nó được trồng trong điều kiện tự nhiên hơn 10 năm, trồng tốt nhất ở những vùng núi râm mát, nhiệt độ mùa hè mát mẻ 20-25 độ C, nơi thoát nước tốt và trong những khu rừng có cây mọc trên 20 năm.
Khác với nhân sâm trang trại được trồng canh tác, nhân sâm núi được gieo trồng tự nhiên trên rừng, dãi nắng dầm mưa và trải qua đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông đồng thời ảnh hưởng bởi độ cao, độ dốc cũng như thời tiết khắc nghiệt trên núi và phải là loại trên 10 năm mới được thu hoạch.
Nhân sâm rừng có kết cấu đặc nên càng nhai mùi càng thơm và vị ngọt đậm đà.
Nhân sâm núi được thu hoạch trong năm nhưng chia theo mùa mà có tên gọi và công dụng khác nhau. Nhân sâm mùa xuân nảy mầm vào đầu tháng 4, phát triển nhanh chóng và được biết là có hiệu quả chữa bệnh tương đối thấp.
Nhân sâm mùa hè có quả phát triển vào tháng 7-8, thường được bán khi còn nguyên lá và thân.
Nhân sâm mùa thu, vào cuối tháng 7 bắt đầu thay đổi màu lá sang màu vàng nhạt, chất dinh dưỡng di chuyển nhiều về rễ. Nhân sâm được thu hoạch vào mùa thu không có lá hoặc thân và nó được xem là có dược tính tốt nhất.
Đông sâm là nhân sâm được thu hoạch vào cuối thu đầu đông và đặc trưng là không có lá và thân.